Sự tích cây tầm gửi - Truyện cổ Andersen
Cậu bé Balder là con trai của nữ thần Frigga bị sát hạ bởi mũi tên bằng cây tầm gửi. Nhưng nhờ những giọt nước mắt của bà mẹ Frigga khóc than con mình đã làm trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang trắng, đem sinh mạng của Balder trở lại...Sau đó nó trở thành một niềm tin tôn giáo với quan niệm rằng: nữ thần Frigga đã chứng kiến và bảo vệ tình yêu của họ mãi mãi...
Sự tích về cây tầm gửi bắt đầu bằng câu chuyện thần thoại về vị thần Mặt trời mùa hạ tên là Balder. Vị thần này một lần nằm mơ thấy mình sẽ bị chết. Cậu bé Balder bèn kể lại cho mẹ là nữ thần Frigga – vị thần của tình yêu và sắc đẹp.
Thần Frigga sau khi nghe xong đã quá lo sợ, nghĩ rằng giấc mơ có thể là một điềm báo, nên bà cầu xin tất cả vạn vật trên Trái đất hãy bảo vệ Balder.
Bà còn nguyền rằng, nếu Balder chết đi tất cả mọi vật cũng sẽ phải chết theo. Từ đó, thần Balder lớn lên và miễn nhiễm với bất kỳ cây cỏ gì mọc lên từ mặt đất mà các trẻ con cùng dùng để ném vào cậu. Tuy thế, một trong số kẻ thù của Balder là Loki đã tìm ra kẽ hở trong lời nguyền của nữ thần Frigga – chính là cây tầm gửi.
Sở dĩ cây tầm gửi không bao giờ mọc lên từ đất mà là sống nhờ vào thân cây khác nên không bị ảnh hưởng bởi lời nguyền của nữ thần Frigga. Biết như vậy, Loki đã dùng thân cây tầm gửi làm thành mũi tên, lừa người em bị mù Holder dùng mũi tên ấy bắn vào Balder.
Chính mũi tên ấy đã hạ sát Balder. Ba ngày trôi qua, tất cả vạn vật trên thế gian tìm đủ mọi cách để cứu Balder nhưng đều thất bại.
Cuối cùng, chính những giọt nước mắt của bà mẹ Frigga khóc than con mình đã làm cho những trái tầm gửi chuyển từ màu đỏ sang trắng, đem sinh mạng của Balder trở lại. Quá đỗi vui mừng, nữ thần Frigga đã lấy lại tiếng xấu của cây tầm gửi và bà đã hôn tất cả những ai bước dưới cây tầm gửi, để tạ ơn cứu mạng con bà.
Cũng từ đó mà người phương Tây có truyền thống treo nhành tầm gửi trước cửa nhà trong mỗi dịp Noel. Các cặp đôi yêu nhau cũng bắt đầu hôn nhau dưới nhành tầm gửi với quan niệm rằng: nữ thần Frigga đã chứng kiến và bảo vệ tình yêu của họ mãi mãi.
Có tài liệu ghi lại rằng, tập tục trên bắt nguồn từ thời nữ hoàng Victoria ở Anh, khoảng thế kỷ XVI. Nó trở thành một niềm tin tôn giáo, mạnh tới mức mà khi hai đội quân kẻ thù đánh nhau, dù có thù ghét tới mấy thì nếu nhìn thấy cây tầm gửi trước mặt, hai bên cũng sẽ ngừng chiến.