Khi con bị ốm, sốt cao, tâm lý các bậc cha mẹ thường hay nghĩ đến việc cho con ăn những món ăn giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Tuy nhiên, cần chú ý những món không nên ăn khi trẻ bị sốt.
Sốt là bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Cách xử lý khi trẻ bị sốt hầu hết những bà mẹ nuôi con nhỏ đều "nằm lòng". Tuy nhiên, những món ăn phải kiêng kỵ tuyệt đối khi trẻ sốt thì rất nhiều bà mẹ chưa nắm được.
Trứng
Trong trứng gà có nhiều có albumin và ovoglobumin. Đây là protein hoàn toàn, dễ hấp thu nên được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn. Tuy nhiên, khi hai chất này đi vào cơ thể sẽ sản sinh ra rất nhiều nhiệt lượng khiến thân nhiệt tăng cao.
Những người bị sốt, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không được ăn trứng gà nếu không muốn nguy hiểm đến tính mạng. Việc cho trẻ bị sốt ăn trứng gà khiến cơ thể trẻ tăng nhiệt một cách đột biến, khó kiểm soát và hạ nhiệt được. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé, nặng hơn có thể thiệt mạng nếu cha mẹ không xử lý kịp thời.
Trước đó, một em bé 5 tuổi ở Trung Quốc đã được mẹ cho ăn trứng gà khi bị sốt để bồi bổ cho cơ thể con mình. Tuy nhiên, sau khi ăn trứng xong, thân nhiệt cơ thể bé tăng cao, con sốt lên đến 41 độ.
Người mẹ đã ngay lập tức đưa con nhập viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết khi trẻ bị sốt, cha mẹ tuyệt đối không cho con ăn trứng gà vì như thế trẻ sẽ sốt cao hơn rất nhanh.
Mật ong
Mật ong cũng là một dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, trong thời điểm trẻ bị sốt thì không nên cho trẻ ăn mật ong.
Mật ong khi vào cơ thể cũng sản sinh nhiệt lượng khiến cơ thể dễ dàng nóng lên, đồng thời cũng có thể dễ dàng gây các bệnh khác lúc sức đề kháng của cơ thể đang yếu.
Đồ cay, đồ lạnh
Khi trẻ ốm sốt, cha mẹ tuyệt đối không cho con ăn đồ ăn cay, lạnh. Đồ ăn lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị nhiếm trùng đường ruột, từ đó làm giảm chức năng đường tiêu hóa, khiến trẻ kém ăn và bệnh ngày càng nặng hơn.
Đồ ăn cay khi vào cơ thể cũng khiến cơ thể nhanh chóng bị tăng nhiệt, bệnh ngày càng nặng hơn.
Không ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Sốt được đặc trưng bởi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng cường các phản ứng miễn dịch và chuyển hóa toàn thân. Trong trạng thái này, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt khó tiêu hóa thức ăn giàu chất béo.
Do vậy, bé bị sốt mẹ không nên cho bé ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Tốt nhất, khi trẻ bị sốt, ngoài việc hạ sốt cho trẻ, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, tuy nhiên nên chia làm nhiều lần trong ngày, tránh uống cả cốc to liền lúc. Mẹ có thể cho bé uống nhiều nước rau luộc hay nước hoa quả để cung cấp thêm carbohydrate.
Lưu ý nước uống vào là nước nguội nhưng không được lạnh.
Ngoài ra cần cho trẻ nghỉ ngơi. Trẻ sốt thường mệt nên không nhất thiết phải bày trò để bắt trẻ tỉnh táo. Mẹ luôn ở bên theo dõi thân nhiệt cơ thể trẻ để có cách xử lý kịp thời.
Chăm sóc khi trẻ khi bị sốt
Khi trẻ sốt nhiệt độ từ 37,5 - 38,5 độ C, tức sốt nhẹ, cha mẹ chưa cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà nên dùng một số biện pháp can thiệp giúp bé giảm sốt như sau:
- Giúp bé thoáng mát: mặc cho bé những quần áo có chất liệu nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt, để bé nằm trong phòng thông thoáng, nhiệt độ không quá cao. Nhiệt độ được khuyên cho bé là 21 - 23 độ C.
- Dùng khăn vải thấm nước vắt khô đắp lên trán, cổ và tay trẻ.
- Xen kẽ với việc đắp khăn, cha mẹ cũng có thể dùng khăn lau khắp người cho bé để nhiệt độ cơ thể mát hơn. Những vùng như nách, bẹn, cổ... khi được làm mát sẽ giúp cơ thể hạ sốt.
- Bổ sung nước cho trẻ. Bạn nên biết rằng khi cơ thể nóng, ho... trẻ sẽ bị mất nước. Vì vậy hãy bổ sung nước cho trẻ, để trẻ uống nhiều nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
- Đừng quên cặp nhiệt độ sau 4 - 5 tiếng để theo dõi xem trẻ có hạ sốt không.
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài, không có dấu hiệu bớt nóng sau những biện pháp trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện với những bé sốt đi kèm co giật, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi.