Những nguyên nhân không ngờ khiến trẻ bị béo phì các mẹ không nên bỏ qua - Hãy chú ý ngay các bạn nhé!
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh béo phì, các mẹ hãy lưu ý để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé:
Điều hòa không khí
Những bài báo đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2006 cho rằng: những trẻ đang ở trong một điều kiện nhiệt độ thoải mái liên tục như ngồi trong phòng có điều hòa, cơ thể của trẻ sẽ không làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ lạnh hoặc ấm của cơ thể.Theo kết quả này, những trẻ ngồi điều hòa hàng ngày sẽ đốt cháy rất ít lượng calo khiến trẻ dễ tăng cân và béo phì hơn.
Thiếu ngủ
Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng những trẻ em bị thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ thừa cân. Nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố thường xảy ra khi cơ thể trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ.Thiếu ngủ có thể làm kích thích đói và mệt mỏi ở trẻ. Điều này có thể làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, gây tăng cân nhanh hơn nữa.
Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm
Một nghiên cứu đã công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ trên những chú chuột trong 8 tuần liền cho thấy: Trọng lượng của nhóm chuột đã được tiếp xúc với ánh sáng mờ trong đêm tăng 50% so với những chú chuột ở trong đêm ở trong bóng tối hoàn toàn. Mặc dù cả hai nhóm chuột này đều có cùng một số thực phẩm và hoạt động giống nhau.Kết quả này cũng có thể áp dụng tương tự cho những trẻ thường ngủ muộn vào ban đêm hoặc ngủ với ánh điện sáng.
Cắt amiđan
Theo nghiên cứu của Đại học St Louis (Missouri, Mỹ) cho thấy: Sau 7 năm cắt amidan, trẻ sẽ tăng cân. Nguyên nhân rất là dễ hiểu: Cắt amiđan có thể cải thiện sự ngon miệng của trẻ, khiến trẻ ăn nhiều hơn và bị béo phì.
Hậu quả mà bệnh béo phì gây ra cho trẻ:
- Ảnh hưởng tâm lý xã hội: Trẻ bị béo phì lúc nhỏ thường kéo dài cho đến hết thời gian thiếu niên, có chức năng tâm lý xã hội kém, giảm thành công trong học tập và thường không khỏe mạnh.
- Nguy cơ bệnh tim mạch: Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ trong ổ bụng. Những rối loạn lipid máu, huyết áp và insulin máu ở trẻ em sẽ kéo dài đến thời kỳ thanh niên.
- Biến chứng gan: Các biến chứng gan ở trẻ em béo phì đã được đưa ghi nhận, đặc biệt đặc tính nhiễm mỡ gan và triệu chứng tăng men gan (transaminase huyết thanh). Các bất thường men gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật, nhưng bệnh này thường hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Các biến chứng về giải phẫu, xương khớp: Trẻ em bị béo phì có thể bị các biến chứng về mặt giải phẫu. Nghiêm trọng là bệnh Blount (một dị dạng xương chày do phát triển quá mạnh), dễ bị bong gân mắt cá chân.