Thời gian cho bé ăn cháo xay
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tập ăn bột loãng đến bột đặc, số lượng từ ít tới nhiều. Thời gian ăn bột kéo dài từ 6 - 8 tháng. Tại thời điểm này, mẹ sẽ tập cho trẻ ăn bột ngọt với các loại rau củ quả, tiếp theo là bột mặn với thịt, cá, tôm.
Sau giai đoạn ăn bột, từ 8 tháng, trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo. Lúc này, một số trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, trẻ có thể tập nhai các thực phẩm thô với kích cỡ như hạt đậu. Vì vậy, cháo cần phải được xay nhuyễn vì kỹ năng xử lý thô chưa tốt, trẻ có thể bị nôn ói nếu cháo lợn cợn, khó nuốt.
Mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn cháo nhuyễn cùng với thịt và rau. Cách sơ chế cũng đơn giản, mẹ nấu cháo chín riêng, thực phẩm riêng, sau đó xay nhuyễn từng loại. Có thể trộn chung thức ăn và cháo hoặc chia từng khẩu phần nhỏ cho trẻ ăn dần.
Lợi ích của việc ăn cháo nhuyễn là giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt và dễ hấp thu dinh dưỡng. Vì lúc này, thành ruột non còn mỏng, dạ dày yếu nên chưa thể tiêu hóa thức ăn thô được. Do vậy, cho cháo ăn nhuyễn từ 8 - 9 tháng là hợp lý nhất.
Thời gian cho trẻ ăn cháo vỡ hạt
Cháo xay nhuyễn chỉ nên cho trẻ ăn xay nhuyễn từ 1 - 2 tháng để con làm quen với thức ăn lợn cợn. Sang tháng 10, mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn cháo vỡ hạt cùng các loại thực phẩm có độ thô nhất định.
Ví dụ, với cà rốt, bí đỏ, súp lơ mẹ có thể nấu chín, xay lợn cợn không cần nhuyễn để trẻ tập nhai và xử lý thức ăn thô. Lúc này, dạ dày trẻ cũng đang dần quen với thực phẩm thô và có thể tiêu hóa được. Với cháo, mẹ không xay nhuyễn mà chỉ cần nấu thật chín và đánh cho nhuyễn là được.
Bước sang giai đoạn ăn cháo vỡ hạt, trẻ sẽ ăn chậm hơn vì phải tập nhai và xử lý thức ăn thô trong miệng. Do vậy, mẹ cần phải kiên trì và chia nhỏ bữa cho trẻ ăn. Mỗi bữa không kéo dài trên 30 phút vì có thể làm trẻ biếng ăn và sợ ăn.
Thời gian cho trẻ ăn cháo nguyên hạt
Sau 12 tháng tuổi, mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn cháo nguyên hạt. Cháo nguyên hạt được nấu bung chín, sánh mịn và ăn cùng thực phẩm xay nhuyễn hoặc có độ thô nhất định.
Ở giai đoạn này, mẹ cần tập cho trẻ ăn thô hơn những giai đoạn trước để dịch vị dạ dày mới tiết ra dịch để tiêu hóa thực phẩm và kích thích trẻ ăn ngon miệng.
Một số mẹ có thói quen khi con trên 1 tuổi vẫn xay nhuyễn cháo, mặc dù cách này giúp trẻ ăn nhanh, ăn được hết bát cháo nhưng khiến dịch vị dạ dày không tiết dịch, trẻ không có cảm giác ăn ngon miệng, kỹ năng nhai kém.
Nếu chẳng may trẻ ăn phải thực phẩm thô sẽ không nuốt được, nôn ói. Nôn ói thường xuyên sẽ khiến viêm loét thực quản, viêm loét dạ dày. Đặc biệt, một số trường hợp trẻ nôn ói không được, nôn ói lưng chừng và thức ăn tràn vào phổi khiến trẻ khó thở và hay có hiện tượng ho, thở khó.
Như vậy, ở giai đoạn sau 1 tuổi, mẹ cần tập cho trẻ ăn thô để phát triển cơ hàm, kích thích vị giác và phát triển kỹ năng nhai ở trẻ.
Mẹ lưu ý nguyên tắc cho con ăn dặm:
- Thức ăn chính trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ (hoặc sữa công thức). Các loại thức ăn khác chỉ là thức ăn phụ, mang tính chất giới thiệu để bé làm quen với mùi vị.
- Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
- Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, xay mịn, dễ tiêu để bé có thể dễ dàng nuốt được. Vì lúc này bé chưa có phản xạ nhai, cơ hàm cũng chưa phát triển mạnh nên không ăn được thức ăn có độ cứng.
- Bữa ăn đầu tiên, mẹ cho bé làm với cháo trắng nghiền. Đến ngày thứ 3 mẹ có thể cho bé làm quen với từng loại rau củ đã được nghiền mịn như súp lơ, khoai tây, cà rốt, khoai lang, trái cây.
- Sau 3 tuần, mẹ có thể cho bé làm quen với các loại thịt, cá. Mỗi lần nên cho với số lượng ít để xem bé thích không và có bị dị ứng không.
- Mẹ nên cho bé ăn từ 1-2 lần/ngày. Cho bé ăn quá nhiều có thể khiến bé bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu do hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, chưa thể thích nghi ngay với thực phẩm mới.
Mỗi lần cho bé ăn dặm, mẹ chỉ cần cho bé ăn 2 thìa cafe bột + 200ml nước, 1 cafe thìa dầu ăn, 1 thìa cafe (tôm, thịt, cá) hoặc 1/2 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cafe rau củ