Bắt nạt bạn bè hoặc bị bạn bè bắt nạt là vấn đề lớn đối với nhiều trẻ. Do đó, cha mẹ cần nhạy cảm để nhận biết được các dấu hiệu con bắt nạt bạn bè hoặc bị bạn bè bắt nạt.
Dấu hiệu cho thấy con bắt nạt bạn bè: Thường xuyên tròng ghẹo hoặc đánh các bạn. Trẻ rất hay giận giữ hoặc nổi giận. Trẻ coi thường cha mẹ hoặc giáo viên. Dấu hiệu cho thấy con bạn bị bàn bè bắt nạt: Khó hòa đồng với các bạn, thường xuyên bị các bạn khác tròng ghẹo hoặc gây phiền toái, hay buồn hoặc cô đơn.
Bạn làm gì khi bạn nghĩ bé là kẻ bắt nạt
Dạy bé tôn trọng quyền lợi của người khác, bạn đừng cho là con bạn biết điều này. Thường xuyên nhấn mạnh vào việc người khác cảm thấy gì và điều quan trọng là không làm những điều để người khác tổn thương như thế nào. Cố gắng dạy trẻ cư xử với người khác như những gì mà trẻ muốn người khác cư xử.
- Có các nguyên tắc rõ ràng trong việc không chấp nhận hành vi xấu đối với người khác.
- Dạy trẻ cách thương lượng. Trong khi chơi với con, bạn có thể dạy trẻ cách hỏi một thức nào mà bé muốn thay vì bé bắt buộc người khác.
- Ghi chép lại các sự việc mà trẻ bắt nạt bạn bè. Bảng ghi chép này sẽ giúp trẻ và bạn nhận thấy nguyên nhân căng thẳng của trẻ.
- Không dùng các mưu mẹo bắt nạt trẻ ở nhà để trẻ làm những việc mà bạn muốn.
- Đảm bảo rằng bạn có thái độ tích cực và chú ý tới các hành vi tốt, hợp tác của trẻ.
Bạn làm gì khi bạn nghĩ con bạn là người bị bắt nạt
- Giải thích với bé rằng kẻ bắt nạt bé là người cô đơn hoặc buồn rầu có thể là do những sự việc không vui vẻ ở nhà.
- Nói với trẻ rằng trẻ không có lỗi trong chuyện đó.
- Khi chơi với trẻ, bạn có thể dạy trẻ cách kiểm soát sự cố, ví dụ, không nên thể hiện với kẻ bắt nạt rằng bé buồn hoặc chán nản khi bị bạn bè chòng ghẹo mà hãy nói một cách kiên định rằng trẻ không không thích thế và bỏ đi chỗ khác chơi với nhóm bạn bè của mình.
- Giải thích cho bé hiểu tránh đường kẻ bắt nạt không phải là một việc đáng xấu hổ.
- Lắng nghe và nói chuyện, dành thời gian lắng nghe những lo lắng của trẻ về các sự kiện trọng ngày.
- Bạn nên cảnh giác khi mọi việc dường như trở nên tồi tệ, bạn có thể cần phải can thiệp.
- Xây dựng lòng tự trọng cho trẻ bằng cách tìm ra các hoạt động mà trẻ có thể hoàn thành tốt.
- Luôn luôn khen ngợi trẻ, đặc biệt đối với hành động can đảm.
- Không quá bao bọc trẻ, điều đó có thể làm cho trẻ cảm thấy bị tổn thương hơn hoặc vô dụng hơn.
Các dạng bắt nạt
- Lời nói - gán nhã, mỉa mai, làm bẽ mặt.
- Thể chất - đánh, xô đẩy.
- Tâm lý - cô lập khỏi một nhóm, nói xấu.
- Đe doạ - để đòi tiền hoặc đồ chơi.
Hầu hết những kẻ bắt nạt thường hoạt động ở trường hoặc gần trường. nếu tình hình bắt nạt nghiêm trọng, bạn có thể báo cáo với giáo viên, nhà trường. Các trường học cần có một chính sách rõ ràng với kẻ ắt nạt đế xử lý.
Nếu tình trạng bắt nạt trở nên nghiêm trọng, một số cha mẹ có thể chuyển trường cho trẻ.
Tác giả: admin