Ngày còn bé, chúng ta vẫn được nghe mẹ kể về những câu chuyện cổ tích. Khi trưởng thành, người ta thường cho rằng việc mẹ đọc sách cho nghe đã không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, nhiều năm qua các nhà khoa học vẫn khuyên bậc cha mẹ nên đọc sách cho con ngay cả khi chúng đã biết đọc.
Những lợi ích (cảm xúc, kiến thức, tài chính...) dành cho trẻ nhỏ từ những câu chuyện bạn đọc cho chúng đã được nghiên cứu rộng rãi và công nhận từ nhiều năm nay. Bất kỳ bậc phụ huynh nào làm theo lời khuyên này đều biết rõ tác động tích cực của việc đọc sách đối với con cái mình.
Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ bắt đầu tự đọc (một thói quen sẽ sớm phát triển đối với những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách cho từ khi còn rất nhỏ), và chúng ta thường để trẻ làm việc đó; ví dụ, như xem sách trước khi ngủ.
Chúng ta thường không đọc sách cho trẻ lớn nữa
Một nghiên cứu của Scholastic vào năm 2014 cho thấy ở Canada, hơn 50% trẻ em từ 0 đến 5 tuổi được cha mẹ đọc truyện ở nhà từ 5 đến 7 ngày một tuần. Tỷ lệ này đối với trẻ từ 6 đến 8 tuổi giảm chỉ còn 34%. Còn đối với trẻ từ 9 đến 11 tuổi, tỷ lệ này là 17%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy gần 1/4 bậc cha mẹ ngừng đọc sách cho con khi chúng từ 6 đến 17 tuổi, thậm chí khi chúng chưa đến 9 tuổi. Lý do là chúng có thể tự đọc một mình.
Những lợi ích (cảm xúc, kiến thức, tài chính...) dành cho trẻ nhỏ từ những câu chuyện bạn đọc cho chúng đã được nghiên cứu rộng rãi và công nhận từ nhiều năm nay. Bất kỳ bậc phụ huynh nào làm theo lời khuyên này đều biết rõ tác động tích cực của việc đọc sách đối với con cái mình.
Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ bắt đầu tự đọc (một thói quen sẽ sớm phát triển đối với những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách cho từ khi còn rất nhỏ), và chúng ta thường để trẻ làm việc đó; ví dụ, như xem sách trước khi ngủ.
Chúng ta thường không đọc sách cho trẻ lớn nữa
Một nghiên cứu của Scholastic vào năm 2014 cho thấy ở Canada, hơn 50% trẻ em từ 0 đến 5 tuổi được cha mẹ đọc truyện ở nhà từ 5 đến 7 ngày một tuần. Tỷ lệ này đối với trẻ từ 6 đến 8 tuổi giảm chỉ còn 34%. Còn đối với trẻ từ 9 đến 11 tuổi, tỷ lệ này là 17%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy gần 1/4 bậc cha mẹ ngừng đọc sách cho con khi chúng từ 6 đến 17 tuổi, thậm chí khi chúng chưa đến 9 tuổi. Lý do là chúng có thể tự đọc một mình.
Nhưng những đứa trẻ lớn vẫn thích được nghe đọc sách.
Trong nghiên cứu này, khi được hỏi có thích được nghe đọc truyện ở nhà, thì 8/10 đứa trẻ từ 6 đến 11 tuổi đều khẳng định rất thích.
Không bao giờ là quá muộn
Nếu bạn không còn đọc hoặc kể chuyện cho trẻ ở nhà - và chắc không chỉ mình bạn như vậy - thì không bao giờ là quá muộn để lấy lại thói quen tuyệt vời này. Nó rất hữu ích cho trẻ, ngay cả khi chúng đã lớn.
Dưới đây là 5 lý do chính đáng bạn nên dành thời gian để đọc sách cho trẻ lớn:
1. Khả năng lắng nghe của trẻ phát triển hơn nhiều so với khả năng đọc của chúng
Jim Trelease, tác giả của The Read-Aloud Handbook mô tả từ vựng "lắng nghe" của trẻ so với trình độ đọc của nó. Ông viết vui: "Trẻ em có thể nghe và hiểu được những câu chuyện phức tạp và thú vị hơn bất kỳ câu chuyện nào nếu để chúng tự đọc-đây chỉ có thể là một trong ân huệ lớn nhất mà Chúa trời dành cho những đứa trẻ năm đầu đi học".
Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần lên, cha mẹ có thể giúp con đắm mình trong các câu chuyện hoặc các chủ đề mà trẻ thích bằng cách đọc cho chúng nghe những cuốn sách mà bản thân chúng gặp khó khăn khi đọc hiểu.
2. Đọc cùng nhau là một niềm vui
Khi trẻ học ở trường, người ta sẽ giao cho chúng các bài kiểm tra, bài tập về nhà, cũng như các bài đọc, những công việc không mấy dễ chịu. Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách cùng đọc những cuốn sách hay với con. Đây là một điều rất đơn giản, nhưng có thể cải thiện mối quan hệ của con với việc đọc, và cuối cùng, với việc học.
3. Nghe một câu chuyện giúp phát triển ngôn ngữ
Trong giáo dục, đọc sách cho trẻ giúp chúng phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Đọc to mang đến cho trẻ những bài học về cách phát âm, về tiếng, về trọng âm, về cốt truyện và cách kể chuyện nói chung - những kỹ năng giao tiếp mà trẻ sẽ giữ suốt đời.
4. Đọc to mỗi ngày cùng cha mẹ là một thời điểm tĩnh lặng mà trẻ yêu thích
Khi bạn nghĩ về những kỷ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu, những việc gia đình thường làm, chắc chắn có việc đọc sách cùng nhau. Nếu những đứa con lớn của bạn nhớ lại thói quen đọc sách cùng nhau mỗi tối, chúng sẽ làm gì với nỗi nhớ? Tại sao không duy trì thói quen tuyệt vời này trong cuộc sống hàng ngày của bạn?
Khi trẻ lớn lên, thời khóa biểu của chúng trở nên dày đặc hơn, mức độ căng thẳng và lo lắng của chúng có thể tăng lên. Kết thúc mỗi tối bằng cách đọc cùng nhau trong yên tĩnh có tác động đáng kể đến chất lượng sống và giúp trẻ thư giãn theo cách dễ chịu nhất có thể.
5. Đọc sách cùng nhau củng cố các mối quan hệ
Khi đọc to cuốn sách chứa đầy những câu chuyện tưởng tượng và thú vị, bạn và con cái bạn được hưởng lợi rất nhiều, nó tăng cường gắn kết các bạn, mở ra các cuộc trò chuyện tuyệt vời. Nó cũng có thể khơi nguồn cho các mối quan tâm, dự định, những chuyến phiêu lưu cùng gia đình.
Thời gian bên nhau cũng có thể khuyến khích một sự chia sẻ cởi mở hơn với con cái và tạo nhiều cơ hội giao tiếp với nhau - điều này rất quan trọng khi trẻ đang lớn.
Vì vậy, hãy dành một chút thời gian vào buổi tối để đọc to một cuốn sách hay với những đứa con của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên trước những phản ứng nhiệt tình của chúng và tác dụng tích cực của nó.