Chất xơ là gì?
Chất xơ là hợp chất không được tiêu hóa khi ăn chúng. Vậy tại sao nó quan trọng? Mặc dù không được tiêu hóa, chất xơ hấp thu nước trong quá trình di chuyển trong hệ thống tiêu hóa giúp phân của trẻ mềm hơn.
Chất xơ có 2 dạng là chất xơ tan và chất xơ không tan. Trong đó, chất xơ tan là dạng dễ tan trong nước hay dịch tiêu hóa, tạo 1 dạng keo sệt và được các vi sinh vật đường ruột sử dụng như nguồn thức ăn để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ. Một chế độ ăn thiếu chất xơ có thể làm trẻ táo bón và gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột.
Lượng chất xơ cần bổ xung hàng ngày cho trẻ
Nhu cầu về chất xơ của trẻ em mỗi ngày được tính theo công thức: 5g + tuổi của bé. Theo đó, đối với các bạn nhỏ 2 tuổi cần 7g chất xơ mỗi ngày,... cứ như vậy tính theo cho trẻ theo các độ tuổi sau này. Để bổ xung chất xơ cho trẻ nhỏ nhanh và đơn giản, bố mẹ hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây.
1. Sử dụng 2-3 loại rau củ quả trong thực đơn ăn hàng ngày của con
Sử dụng các loại rau củ quả khác nhau sẽ khiến trẻ cảm thấy lạ miệng, thích thú, trẻ sẽ không bị nhàm chán, nếu trẻ không thích ăn loại này trẻ có thể ăn loại khác thay thế nhau.
Đặc biệt, bên cạnh bữa chính, một mẹo hay giúp trẻ bổ xung chất xơ là nên chọn các món “ăn vặt bổ dưỡng” cho trẻ ăn thêm trong bữa phụ, đó có thể là các loại sữa chua ăn, sữa chua uống có bổ sung thêm chất xơ, không chỉ chua ngọt kích thích vị giác của trẻ, mà còn đảm bảo dinh dưỡng nên bố mẹ vẫn an tâm.
2. Sử dụng thực phẩm luộc, hấp hoặc ăn tươi
Thay vì ép trái cây hay rau củ nên hấp, luộc hay nấu canh rau củ hoặc cho trẻ ăn trái cây tươi sẽ cung cấp lượng chất xơ tốt hơn.
3. Phân bổ đa dạng thực phẩm
Phân bố và lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ tan trong chế độ ăn của trẻ để gia tăng cơ hội trẻ nhận đủ chất xơ và khỏe mạnh về hệ vi sinh đường ruột.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ nhỏ
Trái cây:
-
1 quả cam cầm vừa tay: 2g chất xơ
-
10 quả nho đỏ hoặc xanh: 0,6g chất xơ
-
1 quả bơ cầm vừa tay: 5,2g chất xơ
-
1 quả chuối hoặc 1 quả táo vừa tay: 1,3g chất xơ
-
10 quả sơ-ri: 0,5g chất xơ
-
5 quả dâu tây: 0.7g chất xơ
-
10 quả mâm xôi: 1g chất xơ
Rau củ:
Rau cho lá màu xanh là nguồn chất xơ tốt. Ưu tiên lựa chọn 3 loại mỗi ngày. Lựa chọn rau có màu xanh nhạt, phiến lá mỏng và ít gân để giới thiệu từng loại cho trẻ có thể trẻ sẽ thích hơn, trước khi giới thiệu đa dạng 2-3 loại.
-
Bông cải hay cải ngọt nên tránh giới thiệu vào bữa tối cho trẻ để tránh làm trẻ khó ngủ.
-
Cà chua cũng là nguồn lycopene tốt, có thể giới thiệu vào bữa tối, nhưng bỏ hạt khi chế biến để giúp trẻ không bị khó ngủ.
-
1 củ cà-rốt vừa tay: 4,4g chất xơ
-
1 củ khoai lang vừa tay: 6g chất xơ
-
3 nhánh bông cải xanh hoặc trắng: 0,5g chất xơ
-
1 quả cà chua vừa tay: 0,7g chất xơ
-
1 ớt chuông xanh, đỏ hay vàng: 0,3g chất xơ
-
1 nắm tay rau xanh lá như các loại rau: rau mồng tơi, rau cải ngọt, rau bồ ngót, rau chùm ngây hoặc rau chân vịt: 4g chất xơ
Các loại đậu –hạt
Một số đậu, hạt và ngũ cốc có thể cung cấp cho trẻ nguồn chất xơ tan tốt và cả vitamin nhóm B và chất đạm như đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, bắp nổ và một số hạt.
-
Đậu đỏ, đậu đen hoặc đậu nành đã nấu chính khoảng 1 nắm tay có 7.7g chất xơ.
-
Các hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt điều… chứa 2.6-3.2g / nắm tay của trẻ.
-
Bắp rang (không đường, không muối, không bơ): 13g chất xơ/100g
Sữa chua
Sữa chua cũng là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể (bao gồm cả sữa chua dạng uống và sữa chua ăn). Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm cung cấp sữa chua uống và sữa chua dạng ăn cho trẻ nhỏ, bố mẹ có thể lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với điều kiện và sở thích của trẻ nhỏ.
Đồng thời nên lựa chọn các loại có đa dạng mùi hương khác nhau để từ đó kích thích trẻ nhỏ về vị của các loại trái cây, bé có thể sẽ yêu thích trái cây và rau củ dần dần.
Cách giúp trẻ xây dựng ý thức về ăn uống khoa học, đa dạng.
Để có thể giúp trẻ xây dựng ý thức về việc nên ăn uống khoa học và đa dạng từ đó trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể như: chất xơ, chất béo, vitamin,... một lời khuyên dành cho bố mẹ là: “Bố mẹ nên phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau có thực phẩm trẻ thích có thực phẩm trẻ không thích, kiên trì hàng ngày để kích thích sự gia tăng lựa chọn nhiều loại thực phẩm”.
Bước 1: Cha mẹ nên am hiểu để phối hợp dựa trên những loại thực phẩm trẻ yêu thích
Cha mẹ nên biết bao nhiêu lượng chất xơ trẻ cần theo độ tuổi. Ví dụ, trẻ 3 tuổi sẽ cần 15g chất xơ mỗi ngày. Sau đó, cha mẹ cần tôn trọng quyền lựa chọn của trẻ trước bởi vì trẻ con rất thích được trao quyền lựa chọn rau củ quả mà trẻ yêu thích.
Ví dụ, hãy hỏi trẻ rau củ quả nào trẻ muốn ăn, có thể trẻ thích ăn chuối và cà rốt. Sau đó, bố mẹ nên giữ vai trò như người chế biến linh hoạt, dựa trên sở thích trẻ ăn chuối và cà rốt, hãy nấu cho trẻ món cà rốt nghiền, cháo cà rốt, bữa phụ có thể cho trẻ ăn sữa chua chuối, kem chuối,...
Bước 2: Xây dựng thực đơn kết hợp thực phẩm trẻ thích và trẻ không thích
Khi được đưa cho bất kỳ món ăn nào, trẻ nhỏ cũng tò mò về những gì trẻ được ăn và tại sao phải ăn những loại thực phẩm này. Cách tốt nhất để trẻ sẽ thích thú và ăn thực phẩm này làm sao món ăn có đủ hấp dẫn và giúp trẻ quan tâm tới nó. Bố mẹ có thể làm theo một số cách sau:
1. Hãy kể cho trẻ nghe về người bạn lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ, về vai trò của những bạn lợi khuẩn này và làm cách nào để giúp các bạn ấy được khỏe mạnh hơn. Chất xơ giúp các bạn này được khỏe mạnh. Và mỗi ngày chúng ta nên ăn 3 loại rau và 2 loại quả để cung cấp đủ lượng chất xơ cho các bạn. Nhắc lại với trẻ rằng: “hôm nay con ăn 2 loại rồi, có phải chúng ta cần thêm 3 loại nữa không?”
2. Một vài trò chơi để trẻ tìm hiểu về chất xơ khi đi siêu thị cùng bạn cũng giúp trẻ quan tâm hơn tại sao trẻ cần nó. Khi đi siêu thị, cùng trẻ tìm hiểu và so sánh các thành phần dinh dưỡng chứa chất xơ trên 1 số thực phẩm cũng là 1 điều thú vị. Từ đó, mỗi ngày hãy cùng trẻ lên thực đơn các món ăn từ những loại thực phẩm đã mua tại siêu thị.
3. Nếu nhà bạn có một khoảng không gian, hãy cùng với trẻ trồng một số loại rau, cây nhỏ ăn được. Hãy giáo dục trẻ về sự trưởng thành và phát triển của cây xanh, trẻ sẽ am hiểu về vai trò của rau củ quả và giá trị dinh dưỡng của nó trong các bữa ăn hàng ngày