Đồ chơi trẻ em hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường với đủ các loại mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng...nhưng theo các chuyên gia, đồ chơi trẻ em có vô vàn thứ độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu tiếp xúc lâu dài.
Súng cao su hại mắt
Súng nào với trẻ em cũng rất nguy hiểm vì rất dễ tổn thương ở mắt vì lực bắn rất mạnh có thể xa tới 10m. Khi bắn xa được cự ly này thì tổn thương với mắt là rất lớn. Tuy được lưu ý trên vỏ hộp là nên đeo mặt nạ mắt khi chơi súng nhưng đồ chơi này lại không hề kèm theo thiết bị bảo vệ mắt.
Súng cao su này rất nguy hiểm nếu trẻ chơi không có sự kiểm soát của người lớn. Ảnh: kiến Thức
Khủng long dễ gây tổn thương vì đuôi sắc nhọn
Đồ chơi trẻ em là hình thù những chú khủng long được trẻ em rất ưa thích. Để chú khủng long này hoạt động và phát ra âm thanh chỉ cần ấn vào nút được đặt ở đuôi nhọn. Khi trẻ em cầm đồ chơi lên ngang tầm mắt hoặc người thì rất dễ chọc vào mặt và gây tổn thương.
Bộ đồ chơi trẻ em gia đình chú lợn Peppa
Dù bộ đồ chơi gia đình chú lợn được cảnh báo là không phù hợp với trẻ em dưới 3 tuổi nhưng hiện nay vẫn bán rất nhiều trên thị trường tuy không dành cho trẻ em dưới 3 tuổi nhưng vẫn được bán cho trẻ 2 tuổi - độ tuổi trẻ vẫn hay cho đồ chơi vào mồm nên dễ bị nghẹn.
Gối con voi có thể gây nghẹt thở
Dù được khuyến nghị dành cho trẻ lớn và trẻ 3 tuổi nhưng không hề có cảnh báo nào trên sản phẩm tuy nhiên theo các chuyên gia về sản phẩm tiêu dùng thì em bé vẫn có thể cho chiếc gối này vào mồm và bị nghẹt thở.
Bồ đồ chơi búp bê tập bú sữa có thể gây tắc nghẽn đường thở
Với đồ chơi này như như ghế ngồi, bình sữa, chăn, đồ ăn và cả thìa. Nhưng chiếc thìa nhựa này khá dài nên nguy cơ trẻ nhỏ sẽ cho vào mồm và làm tắc nghẽn đường hô hấp.
Đồ chơi gắn nam châm nguy hiểm cho bé
Mới đây, các bác sỹ châu Âu đã khuyến cáo tình trạng trẻ nhỏ nuốt phải các cục nam châm gắn trên các loại đồ chơi đang có xu hướng gia tăng. Theo tiến sỹ Anil Thomas George làm việc tại trung tâm Y tế của Nữ Hoàng trực thuộc Đại học Nottingham, Anh cho biết: Tình trạng khó kiểm soát trẻ em khi chơi cùng những món đồ chơi có gắn nam châm rất đáng lo ngại, bởi thông thường các món đồ chơi có giá thành rẻ thường rất dễ tháo hoặc bị rơi nam châm ra ngoài. Và điều này có thể gây nguy hiểm nếu bé nuốt phải.
Những cảnh báo tương tự cũng được đưa ra tại Mỹ và Canada, những nước hạn chế sản xuất và nhập khẩu các món đồ chơi nguy hiểm, có từ tính nhiều năm gần đây. "Trách nhiệm thuộc về những nhà sản xuất đồ chơi. Họ phải có ý thức báo động tới các bậc cha mẹ về sự nguy hại của các miếng nam châm có gắn trên sản phẩm của mình" - trích lời tiến sỹ George.
Theo đó, từ năm 2008, Liên minh châu Âu đã ra đạo luật yêu cầu các món đồ chơi có từ tính, gắn nam châm đều phải in khuyến cáo về những tác hại có thể xảy ra đối với sức khỏe và sự an toàn của trẻ nhỏ.
Hạt nhựa nở gây ung thư
Theo kết quả nghiên cứu từ Phòng Kiểm nghiệm nhựa công nghiệp của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, các hạt nhựa màu của Trung Quốc thực chất là hạt trương nở. Khi hút no nước, thể tích của nó có thể tăng tới 300 - 400 lần. Loại hạt này sử dụng hợp chất polyacryamit rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và có khả năng gây ung thư.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cũng đã lên tiếng cảnh báo, nếu hạt nhựa này lọt vào đường hô hấp, khi gặp nước giãn nở ra sẽ khiến trẻ bị tắc khí quản, có thể dẫn tới tử vong.
Đồ chơi trẻ em là vòng đeo tay, nhẫn được làm từ hạt nhựa
Sản phẩm bộ trang sức Trung Quốc dành cho bé gái với nhẫn, vòng được làm từ các loại hạt nhựa và dây quấn đã bị thu hồi tại một số quốc gia, tuy nhiên, ở Việt Nam nó đang được bày bán tràn lan và rất thu hút các trẻ em gái. Nếu các bé chơi mà không có sự kiểm soát của người lớn sẽ vô cùng nguy hiểm nếu các bé nuốt vào bụng.
Đồ chơi hình lựu đạn
Những gói đồ chơi lạ có hình lựu đạn cũng không mua cho trẻ vì thường có hóa chất gây nổ có chứa Sodium bicarbonate, có thể gây khó thở, co giật, ngất xỉu. Hóa chất acid Citric nếu bắn vào da có thể gây kích ứng da và niêm mạc mắt.
"Bom thối" gây nổ
"Bom thối" là món đồ chơi tuyệt đối cấm trẻ chơi bởi nó nổ phát ra mùi thối khó chịu, giữ mùi lâu. Tuy các bác sĩ chưa rõ hóa chất trong "bom thối" là gì, nhưng rất có thể thứ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới não người, và thực sự nguy hiểm và thiếu văn hóa.
Đồ chơi phát sáng gây dị tật
Đèn lồng, đồ chơi phát sáng, đồ chơi giá rẻ, mẫu mã đẹp và hút mắt, hàng Trung Quốc giá rẻ, rất hút mắt trẻ nhưng rất độc bởi thường được làm từ nhựa tái chế, có chất phthalate, dễ ảnh hưởng đến thị giác và sức khỏe trẻ em. Những món đồ chơi lậu đang được bày bán trên thị trường có chứa chất làm tăng độ dẻo, độ bền của nhựa có khả năng biến đổi hoóc-môn ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật đến cơ quan sinh dục của trẻ. Những món đồ chơi này có thể đem tới những nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ chơi.
Thú nhún có thể gây vô sinh
Món đồ chơi thú nhún cũng không nên mua, bởi chúng có chứa chất gây vô sinh, dậy thì sớm ở trẻ nhỏ. Singapore đã cấm triệt để đồ chơi này, cơ quan y tế của Việt Nam cũng phát hiện được nồng độ chất dẻo phthalate cao bất thường gây tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ nhỏ trong loại đồ chơi này.
Bóng bay nhiễm chất độc hại
Bóng bay trẻ thích thổi chơi nhưng bóng làm từ mủ cao su, kèm nhiều phụ gia khác độc hại như chất tạo màu, lưu huỳnh... Để bóng bay được người ta bơm khí hidro - tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe trẻ nhỏ. Vì vậy không nên cho trẻ tiếp xúc gần bình khí hydro, hay cầm và thổi.
Mặt nạ quỷ khiến trẻ nhìn nhận lệch lạc
Không mua cho trẻ đồ chơi kinh dị, bởi mặt nạ quỷ, nhũn nhòe, đầu trọc, tóc tai bơ phờ... rất dễ vô cảm trước nỗi đau. Phần lớn sử dụng pin, điện sạc tạo cho trẻ sự lười biếng không năng động, thiếu tư duy và phản xạ. Trẻ gái chơi đồ chơi kinh dị sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ, như bé gái thích mặc quần áo phù thủy, đội mũ kỳ lạ... dẫn tới lớn lên ăn mặc quái đản, kỳ cục...
Kẹo thổi bong bóng có thể làm hỏng hệ miễn dịch
Kẹo thổi bong bóng là một ống dài dẹt hai đầu, thổi thành hình bong bóng trong suốt đẹp mắt. Mùi keo hăng như mùi sơn, ngửi nhiều là bị chóng mặt, đau đầu. Có thể người ta cho thêm Glycerin tỷ lệ đậm đặc để có độ dai bong bóng. Hóa chất này ngấm vào cơ thể sẽ gây phản ứng tức thì như dị ứng, mẩn ngứa... với người mẫn cảm, và có thể ngấm dần vào cơ thể làm hỏng hệ thống miễn dịch.
Phụ huynh nên lựa chọn đồ chơi cho con thế nào cho an toàn?
Theo một thống kê của tổ chức GreenPeace trước đây, 1/3 số đồ chơi xuất xứ Trung Quốc có chứa các kim loại nặng như chì, đồng, nickel hay cadmium, chưa kể các chất độc hại khác. Khi chọn đồ chơi cho con, nên lưu ý tới xuất xứ của sản phẩm, tới nhãn mác của chúng để kiểm tra xem chúng có được dán tem chứng nhận quy chuẩn của Việt Nam, hoặc một loại kiểm định chất lượng khác của thế giới hay không, ví dụ như tiêu chuẩn Mỹ (ký hiệu ATMS) hoặc tiêu chuẩn châu Âu (ký hiệu CE)